8 lý do khiến kinh doanh online thất bại
Bán hàng online có vẻ khá dễ dàng với định nghĩa: là hình thức online các cá nhân hay doanh nghiệp muốn bán một sản phẩm/ dịch vụ của mình thông qua Internet. Đây là một hình thức khá linh hoạt, có thể kinh doanh được rất nhiều mặt hàng cũng như rất nhiều đối tượng tham gia. Theo thống kê hiện nay nhu cầu người dùng muốn mua hàng trực tuyến đang tăng rất cao, riêng với thời trang có tới hơn 50%.
Rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã có mức thu nhập khủng nhờ bán hàng online, tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp bị ngập lụt, thất bại ngay khi mới bắt đầu. Nguyên nhân là do đâu, có vô vàn lý do được các doanh nghiệp và cá nhân đưa ra.
Marketing Online xin chia sẻ lại thành những lý do chính khiến công việc bán hàng online của bạn bị thất bại
1. Thiếu kiến thức thị trường, không có kế hoạch
Những lầm tưởng chết người trong bán hàng online:
Lầm tường và thiếu kiến thức chính là những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại nằng nề của các doanh nghiệp. Vì niềm đa mê kinh doanh và chỉ nghĩ là đưa sản phẩm lên Internet là có thể bán được hàng, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã bỏ qua kế hoạch kinh doanh.
Họ luôn "lầm tưởng" bán hàng online là quá dễ dàng, có thể bước đầu bạn bán được hàng nhưng sau đó mọi việc không bao giờ thuận lợi nữa. Lầm tưởng: chỉ cần 1 website, Seo từ khóa lên top công cụ tìm kiếm là có thể thành công. Nhưng đó chỉ là giúp khách hàng có cơ hội vào cửa hàng trực tuyến của bạn thôi còn việc mua hàng hay không còn phụ thuộc vào nhiếu vấn đề, chiến lược khác: Hình ảnh, nội dung, giá, các hình thức ưu đãi,....
Thiếu kiến thức kinh doanh trầm trọng:
Cứ thế lao đầu vào đăng bán sản phẩm mà bạn không biết rằng có vô vàn đối thủ cạnh tranh với bạn trên thị trường. Bạn nên lưu ý, Trước khi bước vào công việc kinh doanh, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu kỹ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, nhu cầu cho mặt hàng bạn chuẩn bị tung ra.
Bạn chưa xác định được:
- Tính cạnh tranh trên thị trường: Bạn đã không xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, không biết đối thủ của mình là ai, coi thường đối thủ, không biết tạo sư khác biệt. Hãy dành thời gian để tìm hiểu đối thủ của mình
- Tính bão hòa, giá cả trên thị trường: Bạn phải biết sản phẩm của mình là gì? nó khác biệt với các sản phẩm online khác không? làm sao để giá sản phẩm lớn hơn chi phí mà vẫn đảm bảo thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ. Bạn phải tính toán kỹ lưỡng.
- Đối tượng mục tiêu: Không phải ai cũng mua sản phẩm của bạn, sản phẩm của bạn sẽ thu hút từng đối tượng cụ thể. Đừng bán tràn lan nên tổ chức khảo sát thị trường, thăm dò trước khi kinh doanh.
Mô hình đang kinh doanh không đạt yêu cầu:
- Mô hình kinh doanh cần thể hiện được điểm khác biệt của bạn với đối thủ cạnh tranh, cách bạn tiếp cận khách hàng.
- Làm thế nào định giá cho sản phẩm, chiến lược bán hàng, chính sách giao hàng, dịch vụ khách hàng và tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Dựa trên những yếu tố này, bạn cần phác thảo kế hoạch, chiến lược kinh doanh nhắm tới các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, chính sách liên quan đến mô hình kinh doanh để làm sao đạt được từng mục tiêu đề ra.
2. Thất bại vì lao vào cuộc chiến tranh quá đà với đối thủ
Khuyến mãi tràn làn, tìm mặt hàng rẻ để bán đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này.
Trong cuộc chiến Internet ai cũng muốn mình bán sản phẩm rẻ hơn đối thủ, nhiều doanh nghiệp thời gian còn chịu lỗ để cạnh tranh, như thế sẽ mãi không thể đủ doanh thi đề ra. Số tiền lãi từ các phí sẽ không giúp bạn duy trì lâu dài cho sự tồn tại của doanh nghiệp.
Bạn nên lựa chọn dòng sản phẩm ít cạnh tranh, mang lại lợi nhuận, hãy tạo cho sản phẩm của bạn luôn đặc biệt trong mắt người dùng. Đối với đối thủ bạn luôn khác biệt. Hãy làm sao để khách hàng cũng sản phẩm đó trả nhiều tiền cho bạn nhưng trong trạng thái hài lòng nhất. Đừng bao giờ lao đầu vào các cuộc cạnh tranh giá rẻ trên thị trường, bạn sẽ không tồn tại được lâu.
3. Thất bại vì không có kế hoạch quảng cáo, tiếp thị
Nhiều người muốn bán hàng kiếm tiền nhưng lại không muốn bỏ tiến ra đầu tư, cứ giữ cho mình phương thức "khách hàng tự tìm đến nếu sản phẩm tốt". Điều này chỉ đúng với hình thức kinh doanh trực tiếp, lan truyền thương hiệu quả khẩu miệng. Đối với kinh doanh Internet thì quan niệm đó hoàn toàn sai. Internet đã và đang phát triển mạnh trong vài thập kỷ qua. Cạnh tranh trực tuyến càng cao đồng nghĩa với việc tiếp thị và quảng cáo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Bạn phải bỏ tiền ra trước nếu muốn thu tiền về, đầu tư chi phí cho marketing, quảng cáo. Vấn đề này muốn thành công thì bạn phải đảm bảo có đủ chi phí để quảng cáo sản phẩm trên nhiều kênh phương tiện (Adwword, diễn đàn, mạng xã hội…), và áp dụng các chiến lược một cách đa dạng.
Và căn bệnh cực kỳ nguy hiểm trong quảng cáo đó là:"tốn tiền chạy quảng cáo mà hiệu quả khách hàng mua hàng không cao" bạn nản và từ bỏ. Gặp chút khó khăn không có sợ chờ đợi trong kinh doanh bán hàng trực tuyến thì bạn không bao giờ thành công. Hãy tìm ra hướng đi mới cho doanh nghiệp của bạn.
4. Sản phẩm tràn lan, mập mờ
Kinh doanh sản phẩm "đại trà" ai ai cũng có thể kinh doanh, theo yếu tố tự nhiên, những ai không có tính sáng tạo trong sản phẩm kinh doanh thì thị trường khắc sẽ đào thải họ. Khách hàng luôn muốn tìm sản phẩm đặc biệt hơn là đại trà.
Do bạn chủ yếu kinh doanh trực tuyến nên cơ hội được trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc khách hàng rất thấp. Trong trường hợp này, tính cá nhân trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng hỗ trợ quá trình bán hàng để đánh dấu là sản phẩm của bạn không phải tràn lan như các sản phẩm khác cùng loại.
Và đặc biệt đừng bao giờ mập mờ về thông tin sản phẩm cũng như thông tin về thương hiệu của bạn.
Đừng cho rằng lời giới thiệu về bạn, thông tin liên hệ trên website của bạn là không quan trọng. Càng cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng, bạn càng nâng cao uy tín cho gian hàng của mình.
Bạn là một khách hàng, tìm kiếm sản phẩm qua google, bạn truy cập vào trang đích. có hình ảnh sản phẩm nhưng lại không có thông tin mô tả chính xác: về nguồn gốc, về giá, về chất lương..chắc chắn điều đó sẽ khiến bạn không tin tưởng và out luôn ra khỏi trang web. Không chỉ thông tin sản phẩm mà thông tin thương hiệu không rõ ràng cũng làm người dùng không tin tưởng. Điểm mấu chốt mua hàng ở đây vẫn là nguồn và độ chính xác của thông tin bạn cung cấp
5. Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng kém
Tỷ phú Warren Buffett đã từng nói “Xây dựng 1 thương hiệu mất cả đời người, nhưng chỉ mất 5 phút để bạn huỷ hoại nó". Phục vụ là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp của bạn. Họ có thể toàn quyền quyết định về việc mua bán sản phẩm và tự do mua ở bất cứ nơi đâu.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng kém sẽ đẩy khách hàng đến với đối thủ cạnh tranh của bạn. Sản phẩm của bạn: giá tốt, chất lượng sản phẩm tốt nhưng chỉ một khâu vận chuyển hàng, trao đổi hàng không tốt thì hãy xác định đấy là lần duy nhất khách hàng mua hàng tại cửa hàng bạn.
Không chỉ khách hàng đó không quay lại cửa hàng của bạn mà cả những người khác nữa khi tiếng xấu về doanh nghiệp bạn bị đồn xa. Vì thế để nâng cao dịch vụ khách hàng những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến không những hỗ trợ trực tiếp mà nên hỗ trợ đang dạng:số máy hỗ trợ, địa chỉ email, hỗ trợ trực tuyến qua yahoo, skype…điều đó sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.
Hãy chăm sóc khách hàng từ mọi hành động nhỏ sẽ làm cho khách hàng nhớ đến bạn khi có nhu cầu
6. Trang web thiếu bảo mật và độ tin cậy
Khi xây dựng một gian hàng trực tuyến và thiết lập trang web, bạn phải đặt tính bảo mật lên hàng đầu. Rủi ro về bảo mật như phần mềm độc hại, các cách thức thanh toán chưa được biết tới và hacker sẽ khiến doanh số bán hàng sụt giảm. Không chỉ thế mà khách hàng luôn tin tưởng doanh nghiệp bạn nếu thông tin của họ được bảo mật tốt.
Vì thế, việc lựa chọn được một giải pháp thanh toán phù hợp tiêu chuẩn trong giao dịch thương mại điện tử, độ bảo mật cao và đảm bảo rằng website của bạn có chứng nhận uy tín từ tổ chức đáng tin cậy sẽ đóng góp phần nào vào doanh thu của cửa hàng online của bạn và sự tin tưởng của khách hàng.
Để có được điều đó thì doanh nghiệp phải có những nghiên cứu về thị trường từ trước. Thử tưởng tượng rằng khi doanh nghiệp bạn kinh doanh thành công, doanh số ổn định có một lượng lớn data khách hàng đột nhiên do lỗ hổng của hệ thống bị xâm phạm mất hết dữ liệu, điều đó sẽ làm tổn thất rất lớn.
7. Không có ưu đãi với khách hàng
Ít chương trình khuyến mãi đó chính là việc bạn không có ưu đãi dành cho khách hàng. Một trong những bước phát triển thương hiệu là bạn phải nâng cao nhận thức và khuyến khích khách hàng của mình tham gia trực tuyến.
Hãy tạo các chiến dịch khuyến mãi cho doanh nghiệp của bạn: tổ chức các cuộc thị, tri ân khách hàng khuyến mãi giảm giá sản phẩm cho các khách hàng cũ, quà tặng, rút thăm trúng thưởng. Với doanh nghiệp tham gia bán hàng trên Face thì like, share sản phẩm sẽ giảm giá % khi mua hàng....rất nhiều các phương pháp ưu đãi bạn hoàn toàn có thể thực hiện để giữ chân khách hàng.
Đó chính là 1 trong những công cụ tiếp thị tốt nhất bạn có thể sử dụng để tạo ra sự phấn khích cho người dùng xoay quanh thương hiệu của bạn, giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng ngày càng bền chặt.
8. Không có sự kiên trì trong kinh doanh
Lý do thứ 8 mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn đó chính là "sự kiên trì". Tính kiên trì cần có ở bất cứ nơi đâu không chỉ riêng kinh doanh. Nhưng đối với kinh doanh không có tính kiên trì thì bạn không thể làm được gì.
Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu trong kinh doanh đang đi tìm kiếm thị trường và khách hàng online nếu không kiên trì thì chắc chắn sẽ bị phá sản sớm, không có mấy ai kinh doanh mà không phải đối mặt với khó khăn cả, nhất là kinh doanh online một thị trường cực kỳ rộng lớn và có quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
Là 1 người kinh doanh, bạn không nên chỉ suy nghĩ phiến diện 1 chiều rằng làm thế nào để phát triển mà còn phải tự nhủ mình những điều gì có thể “ngáng chân” bạn để còn phòng tránh và khắc phục.
Chỉ có sự kiên trì mới giúp bạn tiến xa. Benjamin Franklin từng nói:“Năng lượng và sự kiên trì có thể chinh phục tất cả mọi thứ” . Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí có ý trí thì doanh nghiệp bạn mới có những chiến lược để kinh doanh thành công.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến việc kinh doanh online thất bại . Giải quyết được những vấn đề nêu trên sẽ phần nào giúp cửa hàng có nhiều khách tới mua hàng hơn và doanh thu cho doanh nghiệp cũng ngày một tăng lên.
Rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã có mức thu nhập khủng nhờ bán hàng online, tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp bị ngập lụt, thất bại ngay khi mới bắt đầu. Nguyên nhân là do đâu, có vô vàn lý do được các doanh nghiệp và cá nhân đưa ra.
Marketing Online xin chia sẻ lại thành những lý do chính khiến công việc bán hàng online của bạn bị thất bại
Kinh doanh online thất bại
1. Thiếu kiến thức thị trường, không có kế hoạch
Những lầm tưởng chết người trong bán hàng online:
Lầm tường và thiếu kiến thức chính là những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại nằng nề của các doanh nghiệp. Vì niềm đa mê kinh doanh và chỉ nghĩ là đưa sản phẩm lên Internet là có thể bán được hàng, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã bỏ qua kế hoạch kinh doanh.
Họ luôn "lầm tưởng" bán hàng online là quá dễ dàng, có thể bước đầu bạn bán được hàng nhưng sau đó mọi việc không bao giờ thuận lợi nữa. Lầm tưởng: chỉ cần 1 website, Seo từ khóa lên top công cụ tìm kiếm là có thể thành công. Nhưng đó chỉ là giúp khách hàng có cơ hội vào cửa hàng trực tuyến của bạn thôi còn việc mua hàng hay không còn phụ thuộc vào nhiếu vấn đề, chiến lược khác: Hình ảnh, nội dung, giá, các hình thức ưu đãi,....
Thiếu kiến thức kinh doanh trầm trọng:
Cứ thế lao đầu vào đăng bán sản phẩm mà bạn không biết rằng có vô vàn đối thủ cạnh tranh với bạn trên thị trường. Bạn nên lưu ý, Trước khi bước vào công việc kinh doanh, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu kỹ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, nhu cầu cho mặt hàng bạn chuẩn bị tung ra.
Bạn chưa xác định được:
- Tính cạnh tranh trên thị trường: Bạn đã không xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, không biết đối thủ của mình là ai, coi thường đối thủ, không biết tạo sư khác biệt. Hãy dành thời gian để tìm hiểu đối thủ của mình
- Tính bão hòa, giá cả trên thị trường: Bạn phải biết sản phẩm của mình là gì? nó khác biệt với các sản phẩm online khác không? làm sao để giá sản phẩm lớn hơn chi phí mà vẫn đảm bảo thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ. Bạn phải tính toán kỹ lưỡng.
- Đối tượng mục tiêu: Không phải ai cũng mua sản phẩm của bạn, sản phẩm của bạn sẽ thu hút từng đối tượng cụ thể. Đừng bán tràn lan nên tổ chức khảo sát thị trường, thăm dò trước khi kinh doanh.
Mô hình đang kinh doanh không đạt yêu cầu:
- Mô hình kinh doanh cần thể hiện được điểm khác biệt của bạn với đối thủ cạnh tranh, cách bạn tiếp cận khách hàng.
- Làm thế nào định giá cho sản phẩm, chiến lược bán hàng, chính sách giao hàng, dịch vụ khách hàng và tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Dựa trên những yếu tố này, bạn cần phác thảo kế hoạch, chiến lược kinh doanh nhắm tới các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, chính sách liên quan đến mô hình kinh doanh để làm sao đạt được từng mục tiêu đề ra.
2. Thất bại vì lao vào cuộc chiến tranh quá đà với đối thủ
Khuyến mãi tràn làn, tìm mặt hàng rẻ để bán đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này.
Trong cuộc chiến Internet ai cũng muốn mình bán sản phẩm rẻ hơn đối thủ, nhiều doanh nghiệp thời gian còn chịu lỗ để cạnh tranh, như thế sẽ mãi không thể đủ doanh thi đề ra. Số tiền lãi từ các phí sẽ không giúp bạn duy trì lâu dài cho sự tồn tại của doanh nghiệp.
Bạn nên lựa chọn dòng sản phẩm ít cạnh tranh, mang lại lợi nhuận, hãy tạo cho sản phẩm của bạn luôn đặc biệt trong mắt người dùng. Đối với đối thủ bạn luôn khác biệt. Hãy làm sao để khách hàng cũng sản phẩm đó trả nhiều tiền cho bạn nhưng trong trạng thái hài lòng nhất. Đừng bao giờ lao đầu vào các cuộc cạnh tranh giá rẻ trên thị trường, bạn sẽ không tồn tại được lâu.
3. Thất bại vì không có kế hoạch quảng cáo, tiếp thị
Nhiều người muốn bán hàng kiếm tiền nhưng lại không muốn bỏ tiến ra đầu tư, cứ giữ cho mình phương thức "khách hàng tự tìm đến nếu sản phẩm tốt". Điều này chỉ đúng với hình thức kinh doanh trực tiếp, lan truyền thương hiệu quả khẩu miệng. Đối với kinh doanh Internet thì quan niệm đó hoàn toàn sai. Internet đã và đang phát triển mạnh trong vài thập kỷ qua. Cạnh tranh trực tuyến càng cao đồng nghĩa với việc tiếp thị và quảng cáo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
Bạn phải bỏ tiền ra trước nếu muốn thu tiền về, đầu tư chi phí cho marketing, quảng cáo. Vấn đề này muốn thành công thì bạn phải đảm bảo có đủ chi phí để quảng cáo sản phẩm trên nhiều kênh phương tiện (Adwword, diễn đàn, mạng xã hội…), và áp dụng các chiến lược một cách đa dạng.
Và căn bệnh cực kỳ nguy hiểm trong quảng cáo đó là:"tốn tiền chạy quảng cáo mà hiệu quả khách hàng mua hàng không cao" bạn nản và từ bỏ. Gặp chút khó khăn không có sợ chờ đợi trong kinh doanh bán hàng trực tuyến thì bạn không bao giờ thành công. Hãy tìm ra hướng đi mới cho doanh nghiệp của bạn.
4. Sản phẩm tràn lan, mập mờ
Kinh doanh sản phẩm "đại trà" ai ai cũng có thể kinh doanh, theo yếu tố tự nhiên, những ai không có tính sáng tạo trong sản phẩm kinh doanh thì thị trường khắc sẽ đào thải họ. Khách hàng luôn muốn tìm sản phẩm đặc biệt hơn là đại trà.
Do bạn chủ yếu kinh doanh trực tuyến nên cơ hội được trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc khách hàng rất thấp. Trong trường hợp này, tính cá nhân trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng hỗ trợ quá trình bán hàng để đánh dấu là sản phẩm của bạn không phải tràn lan như các sản phẩm khác cùng loại.
Và đặc biệt đừng bao giờ mập mờ về thông tin sản phẩm cũng như thông tin về thương hiệu của bạn.
Đừng cho rằng lời giới thiệu về bạn, thông tin liên hệ trên website của bạn là không quan trọng. Càng cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho khách hàng, bạn càng nâng cao uy tín cho gian hàng của mình.
Bạn là một khách hàng, tìm kiếm sản phẩm qua google, bạn truy cập vào trang đích. có hình ảnh sản phẩm nhưng lại không có thông tin mô tả chính xác: về nguồn gốc, về giá, về chất lương..chắc chắn điều đó sẽ khiến bạn không tin tưởng và out luôn ra khỏi trang web. Không chỉ thông tin sản phẩm mà thông tin thương hiệu không rõ ràng cũng làm người dùng không tin tưởng. Điểm mấu chốt mua hàng ở đây vẫn là nguồn và độ chính xác của thông tin bạn cung cấp
Tỷ phú Warren Buffett đã từng nói “Xây dựng 1 thương hiệu mất cả đời người, nhưng chỉ mất 5 phút để bạn huỷ hoại nó". Phục vụ là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp của bạn. Họ có thể toàn quyền quyết định về việc mua bán sản phẩm và tự do mua ở bất cứ nơi đâu.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng kém sẽ đẩy khách hàng đến với đối thủ cạnh tranh của bạn. Sản phẩm của bạn: giá tốt, chất lượng sản phẩm tốt nhưng chỉ một khâu vận chuyển hàng, trao đổi hàng không tốt thì hãy xác định đấy là lần duy nhất khách hàng mua hàng tại cửa hàng bạn.
Không chỉ khách hàng đó không quay lại cửa hàng của bạn mà cả những người khác nữa khi tiếng xấu về doanh nghiệp bạn bị đồn xa. Vì thế để nâng cao dịch vụ khách hàng những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến không những hỗ trợ trực tiếp mà nên hỗ trợ đang dạng:số máy hỗ trợ, địa chỉ email, hỗ trợ trực tuyến qua yahoo, skype…điều đó sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.
Hãy chăm sóc khách hàng từ mọi hành động nhỏ sẽ làm cho khách hàng nhớ đến bạn khi có nhu cầu
6. Trang web thiếu bảo mật và độ tin cậy
Khi xây dựng một gian hàng trực tuyến và thiết lập trang web, bạn phải đặt tính bảo mật lên hàng đầu. Rủi ro về bảo mật như phần mềm độc hại, các cách thức thanh toán chưa được biết tới và hacker sẽ khiến doanh số bán hàng sụt giảm. Không chỉ thế mà khách hàng luôn tin tưởng doanh nghiệp bạn nếu thông tin của họ được bảo mật tốt.
Vì thế, việc lựa chọn được một giải pháp thanh toán phù hợp tiêu chuẩn trong giao dịch thương mại điện tử, độ bảo mật cao và đảm bảo rằng website của bạn có chứng nhận uy tín từ tổ chức đáng tin cậy sẽ đóng góp phần nào vào doanh thu của cửa hàng online của bạn và sự tin tưởng của khách hàng.
Để có được điều đó thì doanh nghiệp phải có những nghiên cứu về thị trường từ trước. Thử tưởng tượng rằng khi doanh nghiệp bạn kinh doanh thành công, doanh số ổn định có một lượng lớn data khách hàng đột nhiên do lỗ hổng của hệ thống bị xâm phạm mất hết dữ liệu, điều đó sẽ làm tổn thất rất lớn.
7. Không có ưu đãi với khách hàng
Ít chương trình khuyến mãi đó chính là việc bạn không có ưu đãi dành cho khách hàng. Một trong những bước phát triển thương hiệu là bạn phải nâng cao nhận thức và khuyến khích khách hàng của mình tham gia trực tuyến.
Hãy tạo các chiến dịch khuyến mãi cho doanh nghiệp của bạn: tổ chức các cuộc thị, tri ân khách hàng khuyến mãi giảm giá sản phẩm cho các khách hàng cũ, quà tặng, rút thăm trúng thưởng. Với doanh nghiệp tham gia bán hàng trên Face thì like, share sản phẩm sẽ giảm giá % khi mua hàng....rất nhiều các phương pháp ưu đãi bạn hoàn toàn có thể thực hiện để giữ chân khách hàng.
Đó chính là 1 trong những công cụ tiếp thị tốt nhất bạn có thể sử dụng để tạo ra sự phấn khích cho người dùng xoay quanh thương hiệu của bạn, giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng ngày càng bền chặt.
8. Không có sự kiên trì trong kinh doanh
Lý do thứ 8 mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn đó chính là "sự kiên trì". Tính kiên trì cần có ở bất cứ nơi đâu không chỉ riêng kinh doanh. Nhưng đối với kinh doanh không có tính kiên trì thì bạn không thể làm được gì.
Đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu trong kinh doanh đang đi tìm kiếm thị trường và khách hàng online nếu không kiên trì thì chắc chắn sẽ bị phá sản sớm, không có mấy ai kinh doanh mà không phải đối mặt với khó khăn cả, nhất là kinh doanh online một thị trường cực kỳ rộng lớn và có quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
Là 1 người kinh doanh, bạn không nên chỉ suy nghĩ phiến diện 1 chiều rằng làm thế nào để phát triển mà còn phải tự nhủ mình những điều gì có thể “ngáng chân” bạn để còn phòng tránh và khắc phục.
Chỉ có sự kiên trì mới giúp bạn tiến xa. Benjamin Franklin từng nói:“Năng lượng và sự kiên trì có thể chinh phục tất cả mọi thứ” . Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí có ý trí thì doanh nghiệp bạn mới có những chiến lược để kinh doanh thành công.
Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến việc kinh doanh online thất bại . Giải quyết được những vấn đề nêu trên sẽ phần nào giúp cửa hàng có nhiều khách tới mua hàng hơn và doanh thu cho doanh nghiệp cũng ngày một tăng lên.
8 lý do khiến kinh doanh online thất bại
Reviewed by Nguyễn Tiền Trung blogger
on
2:54 PM
Rating:
No comments: